HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH CHỌN GAME ĐÚNG TUỔI CHO CON CHÁU Ở NHÀ: CÁC TRÒ CHƠI DÁN NHÃN 15+, 18+…. DỰA VÀO ĐÂU VÀ TIÊU CHÍ NÀO?

Tùy mỗi quốc gia phát hành mà game sẽ được dán nhãn độ tuổi khác nhau. Cũng giống như phim ảnh, tuy có chuẩn quốc tế chung, nhưng đôi khi “phép vua thua lệ làng”. Bản thân mỗi nước lại cũng có cho mình khâu kiểm duyệt riêng tương ứng với văn hóa, thuần phong mỹ tục hoặc luật lệ riêng. Cho nên cả phim ảnh, nhạc, games đều có phải đi theo những kiểm duyệt này trước khi tới tay người chơi.

Hướng dẫn phụ huynh chọn game đúng tuổi cho con cháu ở nhà

Games thì có dễ thở hơn một chút khi ta có thể mua trực tiếp từ các “ngôi nhà chung” của Nintendo Switch, PlayStation và Xbox. Nhưng không vì thế mà bạn phớt lờ những nhãn dán phân loại độ tuổi được gán cho từng game. Đặc biệt với các bậc phụ huynh.

Hướng dẫn phụ huynh chọn game đúng tuổi cho con cháu ở nhà

Hiểu rõ từng cách phân loại theo độ tuổi này sẽ giúp bạn kiểm soát game và lựa chọn game theo độ tuổi, cho con cháu trong gia đình. Và cũng là cách để tự kiểm soát mức độ nghiện game của bản thân. Cùng nShop điểm qua một số phân loại chuẩn theo tuổi trong game sau đây nhé.

Hướng dẫn phụ huynh chọn game đúng tuổi cho con cháu ở nhà

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ THEO ĐỘ TUỔI LÀ GÌ?

Là một hệ thống dùng để phân loại game thành các nhóm phù hợp theo độ tuổi. Đây vừa là baren để phụ huynh dựa vào đó lựa chọn hoặc cho phép các thành viên trẻ trong gia đình chơi game gì. Cũng là tiêu chuẩn để chính phủ từng nước dựa vào đó làm ra cơ sở cho các mức quy phạm luật về bán/ trao đổi game cho trẻ vị thành niên.

Hệ thống phân loại game theo độ tuổi

Ngoài ra đây còn là tiêu chuẩn kiểm tra và phê duyệt game của quốc tế và từng quốc gia tùy theo từng tình hình và thời đoạn của quốc gia đó. Ví dụ như đã từng có trường hợp ở Đức đã loại bỏ hết tất cả các game bắn súng phân loại 17+ của USK sau vụ nổ súng hàng loạt ở trường Winnenden.

CÁC MỨC PHÂN LOẠI TẠI CÁC KHU VỰC KHÁC DO ỦY BAN XẾP HẠNG ĐỘ TUỔI QUỐC TẾ GAME (IARC) THIẾT LẬP.

Các phân loại game theo độ tuổi có khác nhau theo từng khu vực: ở Mỹ, châu Âu, Đức, Úc, Hàn Quốc, Brazil, các nước Trung Đông và các quốc gia khác.

Ở đây mình trích xuất ra phần phân loại độ tuổi ở “Các quốc gia khác” gồm Việt Nam để các bạn tham khảo chi tiết.

Các mức phân loại tại các khu vực khác do Ủy ban xếp hạng độ tuổi quốc tế game (IARC) thiết lập.

Game 3+

Phù hợp với tất cả các nhóm tuổi. Một số nội dung bạo lực trong ngữ cảnh hài hước hoặc tưởng tượng có thể được chấp nhận. Không cho phép ngôn từ thô tục.

Game 7+

Có thể chứa một số cảnh hoặc âm thanh gây sợ hãi cho trẻ em. Cho phép nội dung bạo lực nhẹ nhàng (ngụ ý hoặc không có thực).

Game 12+

Cho phép nội dung bạo lực liên quan đến nhân vật tưởng tượng và/hoặc bạo lực không đẫm máu liên quan đến động vật hoặc nhân vật có hình dáng như người. Ngoài ra còn cho phép hình ảnh khỏa thân không thô bạo, ngôn từ nhẹ nhàng và đánh bạc không ăn tiền nhưng không cho phép ngôn từ tục tĩu.

Các mức phân loại tại các khu vực khác do Ủy ban xếp hạng độ tuổi quốc tế game (IARC) thiết lập.

Game 16+

Cho phép nội dung bạo lực có thực, hoạt động tình dục, ngôn từ gay gắt, sử dụng thuốc lá và ma túy, mô tả các hoạt động hình sự.

Game 18+

Mức phân loại này chấp nhận nội dung bạo lực phản cảm, bao gồm nội dung bạo lực tình dục và nội dung mô tả cảnh bạo lực vô cớ và/hoặc nhắm đến các nhân vật không có khả năng tự vệ. Nội dung ở mức này cũng có thể bao gồm nội dung khiêu dâm phản cảm, hành vi phân biệt đối xử hoặc nội dung khuyến khích việc sử dụng thuốc bất hợp pháp.

Cỡ GTA hiển nhiên là thuộc hàng 18+ rồi

Cỡ GTA hiển nhiên là thuộc hàng 18+ rồi

KHI VỀ VIỆT NAM THÌ TIÊU CHÍ NÀY THAY ĐỔI RA SAO?

Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 cũng đã có quy định về phân loại của các trò chơi điện tử theo độ tuổi như sau:

Game dành cho mọi độ tuổi

Không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí, không có tính ma quái, kinh dị, bạo lực, không có hình ảnh, âm thanh, cảnh quay gợi dục.

Game 12+

Các trò chơi có tính đối kháng chiến đấu có dùng vũ khí nhưng không cận chiếu rõ vào hình ảnh vũ khí, tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu. Cũng không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh mang tính gợi dục, hoặc quay cận cảnh các bộ phận nhạy cảm của cơ thể người. Đặc biệt không có yếu tố gây sợ hãi, ám ảnh hoặc làm ảnh hưởng tới tâm lý đang phát triển của người chơi.

Game 18+

Là các trò có tính đối kháng mạnh, có dùng vũ khí, nhưng không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh mang tính gợi dục.

Quan tâm đúng mực đến rate game theo độ tuổi là cách tốt nhất để kiểm soát trò chơi cho trẻ em ở nhà

Quan tâm đúng mực đến rate game theo độ tuổi là cách tốt nhất để kiểm soát trò chơi cho trẻ em ở nhà

KINH NGHIỆM NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC

Bạn có thể lựa chọn theo tiêu chí quốc tế hoặc theo phân loại game của Việt Nam đều được. Nhưng kinh nghiệm chia sẻ từ vài anh gamer lớn tuổi có gia đình con cái đề huề thì vài nguyên tắc sau đây mình thấy cũng khá hay, liệt kê ở đây để các bậc phụ huynh (hoặc tương lai là phụ huynh) tham khảo thử:

  • Không nên cho trẻ con trong nhà dưới 5 tuổi chơi game, dù là bất kỳ hình thức hay trên thiết bị nào. Độ tuổi này sự sáng tạo tự thân vẫn là quan trọng nhất. Thay vì chơi game nên hướng trẻ chơi các trò lắp ráp sáng tạo như Lego, vẽ trên giấy hoặc trò chơi vận động nhẹ.
  • Trẻ từ 5-12 tuổi: nên hướng tới các trò chơi giải trí nhẹ nhàng, kích thích sự sáng tạo, giải quyết vấn đề và tuyệt đối không có yếu tố bạo lực, kinh dị, gây nhầm lẫn trong khái niệm và có ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển tâm sinh lý của trẻ.
  • Từ 13-16 tuổi: có thể chơi vài game đối kháng. Nhưng tránh xa các trò tiêm nhiễm thói quen không tốt như hút thuốc, chơi cần, uống rượu, không có yếu tố kích thích gợi dục, hoặc hành động quá nặng đô máu me các thứ.

Hướng cho trẻ đi con đường đúng, tự có ý thức chọn game đúng từ nhỏ.

Hướng cho trẻ đi con đường đúng, tự có ý thức chọn game đúng từ nhỏ. Kết hợp nâng cao nhận thức về giới hạn thời lượng chơi, phân tích quan điểm đúng đắn và cung cấp kỹ năng sống. Chỉ có cách này mới đảm bảo mọi chuyện đi đúng hướng

Từ 17 tuổi trở lên: tuổi này coi như “thả” rồi các bạn ơi. Dù có muốn quản nhiều khi cũng không quản được. Thay vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng, tâm lý nói cho con cái nghe game nên chọn và không nên chọn. Vẽ ra những lợi hại rồi để con em tự quyết định. Đến đây ở các nước phương Tây sắp dọn ra ở riêng luôn rồi, quản lý căng quá nhiều khi còn gây tác dụng ngược. Quan trọng là quá trình nhiều năm trước, bạn đã hướng cho trẻ đi một con đường đúng, thì quãng đời phía sau sẽ không lo lắng nhiều.

17 tuổi trở lên, là lúc trẻ trưởng thành và tự đưa ra các lựa chọn cho mình, trong nhiều chuyện, kể cả game

17 tuổi trở lên, là lúc trẻ trưởng thành và tự đưa ra các lựa chọn cho mình, trong nhiều chuyện, kể cả game

LỜI KẾT

Chơi game giỏi cũng là một dạng kỹ năng. Gamer cũng là một nghề trân trọng. Game giúp trẻ phát triển sự thông minh, sáng tạo của mình, theo hướng riêng. Nhưng những định hướng ban đầu từ người lớn là rất quan trọng.

Hy vọng bài tóm tắt và chia sẻ này đã mang tới cho bạn vài thông tin hữu ích giúp cho việc lựa chọn, kiểm soát game của em, con, cháu trong nhà hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể trao đổi hai chiều, lắng nghe để hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của trẻ. Từ đó có những lựa chọn phù hợp và tâm lý hơn.

Nếu chưa biết chọn game nào, bạn có thể tìm game theo độ tuổi đang có tại Lê Quang Store qua hệ thống lọc sản phẩm tại đây

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart
Scroll to Top